Chuyên trang cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường
TIN TỨC, SỰ KIỆN

Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ đất đai” là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách

Để cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng đồng bộ, đầy đủ trên phạm vi cả nước theo một lộ trình thống nhất tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh thì việc xây đựng “Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ đất đai” là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

 08/02/2020 20:17:51 |  395

Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ đất đai” là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách

Quang cảnh Hội thảo

Trong thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai đồng loạt các giải pháp và đạt được nhiều thành tích trong công tác cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, giao dịch về đất đai.

 Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công về đất đai, cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, đồng thời cũng tạo lập các hành lang pháp lý hỗ trợ cho việc triển khai hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

Nhiều địa phương đã chủ động đầu tư về hạ tầng trang thiết bị, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai các các dịch vụ công cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu về cải cách hành chính của Chính phủ thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế, lộ trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm và chưa đồng bộ.

Một trong những nguyên nhân là do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có các công cụ cần thiết để thực thi chính sách pháp luật đất đai ở địa phương, đặc biệt là các công cụ để quản lý đất đai dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Hạ tầng thông tin đất đai và CSDL đất đai - yếu tố cốt lõi hỗ trợ công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan khác vẫn còn vừa thiếu vừa yếu và chưa đồng bộ, thống nhất. Hồ sơ đất đai chủ yếu được quản lý, sử dụng ở dạng hồ sơ giấy, khả năng tra cứu, xử lý mất nhiều thời gian, hạn chế về độ chính xác, tính đầy đủ…

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy Hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai là công cụ để thực hiện tốt nhất công tác quản lý hiện đại; giúp Chính phủ kiểm soát tốt nhất tài nguyên đất; cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho người dân; đây là các yếu tố quan trọng góp phần vào khả năng phát triển ổn định kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, Hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai chính là hạ tầng mềm và là công cụ để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý đất đai, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm cũng cho thấy các quốc gia đã thành công trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai là do đã dành nguồn đầu tư thích đáng cho việc: xây dựng hành lang pháp lý, thiết kế mô hình kiến trúc hệ thống, phát triển phần mềm ứng dụng, đầu tư trang thiết bị, hạ tầng mạng và xây dựng CSDL đất đai, đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống thông tin đất đai cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính hữu ích của hệ thống thông tin đất đai.

Hệ thống thông tin đất đai phát triển sẽ dần khắc phục được hạn chế trong công khai, minh bạch thông tin đất đai, góp phần tăng nguồn thu, giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi và thúc đẩy thực hiện các giao dịch về đất đai, cải thiện lòng tin của người dân đối với chính quyền, tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giúp xây dựng Chính phủ liêm chính theo định hướng của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đem lại các hiệu quả kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, nhất là lợi ích kinh tế, tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người dân, mọi thành phần trong xã hội.

Thời gian qua đã có nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai ở nước ta và bước đầu hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai được hình thành. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống nên việc lưu trữ dữ liệu hiện nay còn phân tán, chưa được quản lý, vận hành một cách hợp lý, dẫn tới hiệu quả khai thác và sử dụng những dữ liệu này cho công tác quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Dữ liệu đầu tư mới tập chung vào CSDL địa chính, các CSDL về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất,… là các thành phần cấu thành CSDL đất đai hoàn chỉnh chưa được đầu tư. Việc đảm bảo dữ liệu được cập nhật, chia sẻ cho các đối tượng khác nhau cùng khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa quan tâm, chú trọng đã phần nào giảm tính hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư. Để xây dựng hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai hiệu quả, chính xác, được cập nhật và chia sẻ rộng rãi, tránh trùng lắp trong đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta đã có một loạt các quyết sách nhằm xây dựng và vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất trên cả nước. Cho phép chia sẻ và tiếp cận rộng rãi hơn đối với các thông tin đất đai, không chỉ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, mà cả khu vực tư nhân và người dân được phép tiếp cận các thông tin và dịch vụ đất đai một cách dễ dàng, minh bạch, công bằng từ đó, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, quản lý, theo dõi và giám sát việc sử dụng tài nguyên đất, hỗ trợ quá trình cải cách hành chính và phát triển thị trường đất đai, thị trường bất động sản.

Các văn bản được ban hành trong giai đoạn vừa qua như sau:

Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/2015 về việc ban hành Danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm 6 CSDL gồm:: CSDL quốc gia về dân cư, CSDL đất đai, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về thống kê tổng hợp và dân số, CSDL quốc gia về tài chính và CSDL quốc gia về bảo hiểm.

Theo đó, Bộ TNMT được giao các nhiệm vụ sau: (1) Đề xuất xây dựng mới, hoặc điều chỉnh, bổ sung trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về CSDL đất đai; (2) Triển khai xây dựng CSDL đất đai; (3) Thực hiện quản lý, vận hành CSDL đất đai; (4) Tổ chức khai thác, cập nhật CSDL đất đai.

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ điện tử: Trong đó giao trách nhiệm cho Bộ TNMT :”Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và phối hợp cung cấp thông tin phục vụ thực hiện các nghĩa vụ thuế”;

Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Theo đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Bộ Tài nguyên và Môi trường “Khẩn trương thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đất đai theo mô hình thống nhất theo đúng tiến độ, nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 để quản lý, khai thác hiệu quả, bảo đảm liên thông, tích hợp và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương; trong đó lưu ý việc xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ việc quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất từ trung ương đến địa phương theo quy định”; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “Đẩy mạnh và khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh”;

Trên cơ sở triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; thực tế hiện nay công tác xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương trên cả nước đã xây dựng và đang vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL địa chính) được đầu tư từ các nguồn: Dự án Tổng thể về xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai giai đoạn I, Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (Dự án VLAP), Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (Dự án VILG)... cho thấy việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành quản lý đất đai. Tuy nhiên thực tiễn triển khai cho thấy tại các địa phương công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức; dữ liệu chưa tập trung, đồng bộ theo một chuẩn thống nhất trong phạm vi cả nước; lộ trình triển khai chưa thống nhất giữa các địa phương, giữa địa phương và Trung ương. Từ những tồn tại này dẫn đến việc hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo đúng mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ gặp nhiều khó khăn. Để cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng đồng bộ, đầy đủ trên phạm vi cả nước theo một lộ trình thống nhất tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh thì việc xây đựng “Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ đất đai” là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

http://www.monre.gov.vn/



Lượt truy cập: 185316

Đang truy cập: 19